Shopping Cart
No products in the cart.

Câu chuyện vĩ nhân – BỆNH QUÊN

Với mong muốn giúp các bạn vun bồi khả năng chấp nhận để có được trí tuệ và sống thanh thản, chúng mình đã sưu tầm và biên soạn lại những câu chuyện về sự chấp nhận, buông xả từ cuộc đời những bậc vĩ nhân, những bài giảng dạy của bậc thánh nhân và những nhân vật còn hiện diện. Hy vọng chút công sức sẽ giúp chúng ta thêm trân trọng và vun bồi phẩm chất tốt đẹp này.

Câu chuyện vĩ nhân – Bệnh Quên

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng tự nhiên mắc phải căn bệnh hay quên. Buổi sáng anh ta lấy cái gì của ai, buổi chiều đã quên mất. Hôm nay anh ta cho ai cái gì, ngày mai cũng quên luôn. Thậm chí những việc gì quan trọng mà trước đây từng làm, bây giờ cũng quên sạch sành sanh như không hề có sự tình gì. Đúng là một căn bệnh kỳ quặc.

Cả nhà anh ta hoang mang, lo lắng cực độ nên nghĩ ra đủ mọi cách để chạy chữa. Đi xem bói cũng không ra bệnh, đi cúng thầy tà cũng không thấy hết, đến cả thầy thuốc cũng phải “bó tay” mà ra về. Sau đó, có một ông đồ đến xin chữa căn bệnh kỳ quặc ấy. Người vợ hứa với ông đồ, hễ chữa khỏi thì chia cho ông nửa cơ nghiệp mà bà có. Ông đồ mắt sáng như sao, làm ra vẻ oai nghi và nói:

“Bệnh này bói không ra được, cúng không khỏi được, thuốc cũng không chữa được. Nên tôi sẽ thử tuyệt chiêu đặc biệt là “Hành Hạ Đại Kế” mà tôi đã nhận ra được sau bao năm chữa những căn bệnh kiểu như thế này”. Người nhà anh ta còn đang ngơ ngác, chưa hiểu là chiêu gì thì ông đồ liền sai người “ra tay” ngay và luôn.

Chiêu thứ nhất – Gió lùa ngọn cỏ: Lột áo để cho lạnh cóng thì thấy anh ta xin áo mặc vào.

Chiêu thứ hai – Khoảng không cồn cào: Để cho đói meo râu thì anh ta cũng phải xin ăn.

Chiêu thứ ba – Bóng đêm quyền lực: Đem vào chỗ tối tĩnh mịch, thì thấy anh xin ra chỗ sáng.

Ông đồ vô cùng hớn hở và bảo vợ anh ta rằng: “Bệnh tình có khả năng chữa được, nhưng thuốc của tôi bí truyền không thể nói cho ai biết đâu nha!”. Rồi ông đuổi tất cả những người xung quanh đi, chỉ một mình ông ở với anh chàng bị bệnh trong căn phòng nhỏ suốt bảy ngày liền. Không ai biết ông đồ đã chữa chạy như thế nào mà một người có bệnh lâu năm cũng phải khỏi.

Một ngày đẹp trời, anh chàng ta hết bệnh. Quả thật là hy hữu! Nhưng khi hết bệnh, anh chàng liền nổi cơn giận, chửi vợ, đánh con, cầm giáo đuổi ông đồ.

Người ta bắt anh lại để hỏi vì sao anh lại giận như thế, anh ta nói:

“Lúc trước tôi mắc bệnh quên thì trong lòng thản nhiên khoan khoái, vì tôi chả cần phải nhớ bất cứ chuyện buồn phiền gì trên đời. Nay tôi hết bệnh, đầu óc tôi lại nhớ cả những việc vài mươi năm về trước, việc được, việc mất, việc hơn, việc thua, việc yêu, việc ghét,… Bao điều ngổn ngang trong lòng cứ thế mà nổi lên. Tôi e là sau này, những việc được, mất, hơn, thua, yêu, ghét ấy cứ vướng víu trong lòng mãi, thì lúc đó dù muốn quên đi một chút có còn được nữa chăng?”

BÀI HỌC RÚT RA

Muốn quên đi những việc đã qua thể hiện sự chối bỏ, không dám chấp nhận sự thật. Vì không dám chấp nhận sự thật nên sẽ vui buồn thất thường với ký ức cũ. Khi chấp nhận sự việc đã qua để học được bài học cho chính mình thì việc nhớ hay quên không còn quan trọng nữa.

NGUYÊN NHÂN + ĐIỀU KIỆN → KẾT QUẢ

Chối bỏ những việc đã qua → Thường hay sợ hãi, yếu đuối dần, dễ gặp sai lầm

NHÌN SÂU NHÂN QUẢ

  1. Sợ đối diện với sự thật → Không nhìn nhận và chấp nhận được sự thật, sống trong ảo tưởng, mê mờ dần
  1. Không trung thực với chính mình → Gặp ảo tưởng về bản thân, thường đổ lỗi ngoại cảnh, khó nhìn thấy yếu kém của mình

Lâu dần, ảo tưởng về bản thân, tự ti, thường xuyên phiền não

CÂU HỎI TƯ DUY

  1. Vì sao nhân vật chính trong truyện lại tức giận khi nhớ về việc đã qua?
  2. Chuyện gì xảy ra nếu ai cũng không chấp nhận được hiện thực?
  3. Giả sử bạn là người chồng trong câu chuyện, bạn sẽ chọn lúc nào cũng quên để được vui vẻ hay chấp nhận đau khổ để học ra bài học vượt qua đau khổ? Vì sao?

Hãy Comment Phía Dưới Để Theogotvinhan.Com Biết Câu Trả Lời Của Ba Mẹ Và Bé Nhé!

Xem Thêm Nhiều Câu Chuyện Vĩ Nhân TẠI ĐÂY

 

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận