Câu chuyện được kể rằng
Thuấn có cha tên Cổ Tẩu vừa mù vừa điếc, tính tình nóng nảy. Mẹ ông mất sớm, cha ông lấy vợ kế sinh được em trai kế là Tượng. Mẹ kế là người nhỏ nhen ích kỷ, thường nói xấu Thuấn với cha, nên Thuấn thường bị cha đánh mắng. Nhưng Thuấn là người con có sự hiểu biết và lòng thương yêu lớn nên vẫn ân cần hiếu thuận với cha mẹ, nhường nhịn em. Tuy nhiên, mẹ kế vẫn sợ Thuấn được kế thừa một nửa gia nghiệp, nên nghĩ kế hãm hại Thuấn hết lần này đến lần khác.
Có một dịp họ kêu Thuấn đi sửa kho thóc, đợi Thuấn leo lên đỉnh kho, Tượng liền len lén đem giấu cái thang, mẹ kế thì ở dưới đốt lửa thiêu hủy kho thóc. Họ cứ nghĩ sẽ hại được Thuấn. Lúc leo lên đỉnh nhà kho để sửa, Thuấn mang theo bên mình hai cái nón lá, định là nếu rớt cái này, thì còn cái kia để đội. Lúc Thuấn thấy lửa bốc cháy từ bên dưới kho thóc, lập tức hai tay cầm hai cái nón, giống như dang hai cánh, từ trên đỉnh kho thóc nhảy vọt xuống đất giống như nhảy dù, an toàn không hề bị thương tích gì cả. Rồi Thuấn chạy về nhà gõ cửa, làm cho người cha, mẹ kế và Tượng hoảng hốt: “Không phải hắn bị lửa thiêu rồi sao? Đây có phải hồn nó về không!” Thuấn trả lời: “Con không phải là ma đâu, cả nhà đừng sợ.” Thế rồi họ đành phải mở của cho Thuấn vào nhà.
Hết lần này đến lần khác, Thuấn bị cha mắng chửi, đánh đập, mẹ kế và em trai hãm hại. Nhưng Thuấn vẫn không hề có chút oán hận họ, cũng chẳng để tâm đến lời nói và hành vi độc ác của họ đối với mình.
Năm Thuấn 30 tuổi, sự hiếu thuận, yêu thương của ông đã vươn xa khắp cõi. Ông được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu nên Thuấn được Vua cho làm quan giúp Vua xử lý việc triều chính.
Thông thường, chồng có nhiều vợ thì gia đình hay xảy ra lục đục. Thế nên, Vua Nghiêu đem hai con gái của mình gả cho Thuấn làm vợ để thử tài quản lý gia đình của Thuấn. Kết quả là cả hai đều biết nhường nhịn nhau và chăm chỉ lo lắng việc nhà, cũng không dám lấy danh phận là con gái vua mà khinh rẻ họ hàng của Thuấn.
Vua Nghiêu còn sai chín người con trai đến bái Thuấn làm thầy để học những đạo đức và tư tưởng của Thuấn, kết quả là chín người con này ngày càng nhân hậu hiếu thảo y như Thuấn.
Năm Thuấn 30 tuổi, sự hiếu thuận, yêu thương của ông đã vươn xa khắp cõi. Ông được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu nên Thuấn được Vua cho làm quan giúp Vua xử lý việc triều chính.
Thông thường, chồng có nhiều vợ thì gia đình hay xảy ra lục đục. Thế nên, Vua Nghiêu đem hai con gái của mình gả cho Thuấn làm vợ để thử tài quản lý gia đình của Thuấn. Kết quả là cả hai đều biết nhường nhịn nhau và chăm chỉ lo lắng việc nhà, cũng không dám lấy danh phận là con gái vua mà khinh rẻ họ hàng của Thuấn.
Vua Nghiêu còn sai chín người con trai đến bái Thuấn làm thầy để học những đạo đức và tư tưởng của Thuấn, kết quả là chín người con này ngày càng nhân hậu hiếu thảo y như Thuấn.
Bài học rút ra từ câu chuyện Người hiếu đạo thì trời đất hài hoà
Chân thành đối xử tốt với cha mẹ và bao dung, lâu dần sẽ cảm hoá được những sự đố kỵ. Người sống vì người khác hơn vì mình sẽ cảm hoá được thiên nhiên đất trời, cuộc sống được thuận lợi an vui.
NGUYÊN NHÂN + ĐIỀU KIỆN → KẾT QUẢ
Con cái dùng tình yêu thương để cảm hóa người thân → Gia đình đoàn kết, mọi người yêu thương và tôn trọng nhau
NHÌN SÂU NHÂN QUẢ
1. Lấy ân đức báo oán thù → Thanh thản, nhiều bạn tốt, có sức ảnh hưởng lớn
2. Hiếu thảo đúng cách → Làm gương tốt cho nhiều người, ngày càng sáng suốt, được nhiều kính trọng
3. Luôn chân thành với mọi người → Được mọi người yêu mến, có nhiều bạn tốt
Câu hỏi tư duy
1. Do đâu mà vua Thuấn luôn nhường nhịn và đối xử tốt với cha và mẹ kế?
2. Theo bạn ngoài tính hiếu thảo vua Thuấn có đức tính gì khác xứng đáng được truyền ngôi vua?
3. Bạn sẽ làm gì để gia đình luôn đoàn kết và yêu thương nhau?
Hãy Comment Phía Dưới Để Theogotvinhan.Com Biết Câu Trả Lời Của Ba Mẹ Và Bé Nhé!
Xem Thêm Nhiều Câu Chuyện Vĩ Nhân TẠI ĐÂY