Shopping Cart
No products in the cart.

Nguyễn Trãi – LẤY GIANG SƠN XÃ TẮC LÀM ĐẠI CUỘC BÁO HIẾU

Lấy giang sơn xã tắc làm đại cuộc báo hiếu

Nguyễn Trãi

Năm ấy, nhà Minh – Trung Quốc sang xâm lược nước ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Nguyễn Trãi năm ấy được 27 tuổi, thấy cha bị giặc giải đi thì ông khóc lóc và quyết đi theo để được ở bên cạnh chăm sóc cho cha. Nguyễn Phi Khanh hết lời can ngăn và thuyết phục con quay về nhưng Nguyễn Trãi vẫn chạy theo đoàn áp giải đến tận ải Nam Quan.

Nguyễn Phi Khanh hiểu rõ con mình là một nhân tài, nếu để con đi theo thì tuy cha con có nhau đỡ cảm giác cô đơn nhưng đất nước lại mất đi một người tài để cứu dân giúp nước. Khi đến ải Nam Quan, là ranh giới giữa nước Việt và Trung Quốc, người cha thấy không thể để con tiếp tục theo mình được nữa nên ông cứng rắn nói với con: “Con phải nuôi chí đánh bại quân Minh, bảo vệ được giang sơn xã tắc mới làm tròn đạo hiếu với ta. Nếu con đi theo thì xem như tình nghĩa cha con ta từ đây chấm dứt”.

Nguyễn Trãi thông suốt lời cha nên quay trở về, trong lòng lấy sự nghiệp cứu dân giúp nước làm lẽ sống. Người cha thân ở nơi xứ người nhưng tâm luôn hướng về quê nhà chờ tin từ đứa con của mình.

Sau nhiều năm tìm kiếm người đủ tài đức để phò tá, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, dùng mưu lược của mình để giúp Lê Lợi đánh quân Minh khiến quân ta từ thế yếu ngày càng lớn mạnh và cuối cùng giành chiến thắng. Khi quân giặc đã vào thế thua cuộc, Nguyễn Trãi thấy hao tổn quá nhiều sinh mạng hai bên, nên ông đã nhiều lần viết thư cho quân Minh và một mình năm lần vào thành của đối phương để khuyên đầu hàng. Trước sự kiên nhẫn và tấm lòng đại nghĩa của Nguyễn Trãi, mười vạn quân Minh chấp nhận đầu hàng và được cấp đầy đủ ngựa thuyền cùng lương thực về nước.

Điều này đã khiến quân Minh dù thua trận nhưng lại rất kính nể. Đây cũng là kết quả có được nhờ dùng nhân nghĩa để đối nhân xử thế của Nguyễn Trãi.

Hình ảnh Nguyễn Trãi
Hình ảnh Nguyễn Trãi

Bài học rút ra từ câu chuyện của Nguyễn Trãi

Chữ hiếu nên vượt ra khỏi phạm vi gia đình nhỏ hẹp vì ai lớn lên cũng đều mang ơn của quê hương tổ quốc, và rộng hơn chính là cộng đồng thế giới. Vì thế, dùng tài năng cống hiến cho nước nhà, cứu giúp người khác cũng chính là biểu hiện của sự hiếu thảo, sự đền ơn trọn vẹn nhất.

Nguyên nhân + Điều kiện → Kết quả

Cha mẹ dạy con dùng tài năng giúp dân cứu nước → Con có uy tín cao, mọi người kính trọng, ba mẹ yên lòng, sống bình an

Nhìn sâu nhân quả

1. Thoát dần lòng vị kỷ → Mở lòng yêu thương nhiều người, mọi người kính trọng, ba mẹ yên lòng

2. Hiểu đúng về sự báo hiếu → Tấm lòng rộng mở, giúp ba mẹ được chuyển hóa sống tốt,

bình an và hạnh phúc

3. Cứu người khỏi cảnh đàn áp → Uy tín cao, nhiều người tin tưởng, làm việc lớn dễ thành công

Câu hỏi tư duy

1. Do đâu mà người cha của Nguyễn Trãi không cho con đi theo để chăm sóc mình?

2. Theo bạn báo hiếu cha mẹ như thế nào mới là đúng cách?

3. Bạn cần làm gì mỗi ngày giúp mọi người xung quanh?

4. Xã hội sẽ ra sao nếu cha mẹ nào cũng muốn giữ con bên cạnh để chăm sóc mình?

Hãy Comment Phía Dưới Để Theogotvinhan.Com Biết Câu Trả Lời Của Ba Mẹ Và Bé Nhé!

Xem Thêm Nhiều Câu Chuyện Vĩ Nhân TẠI ĐÂY

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận