Shopping Cart
No products in the cart.

Khổng Tử và giá trị của lời sỉ nhục

Khổng Tử

GIÁ TRỊ CỦA LỜI SỈ NHỤC

Cha của Khổng Tử vốn là tướng võ, có danh tiếng và ảnh hưởng nhất định trong giới tri thức bấy giờ. Tiếc là ông qua đời sớm nên cuộc sống gia đình có phần sa sút. Năm Khổng Tử lên 16 tuổi, quan tể tướng tổ chức một buổi tiệc chỉ chiêu đãi kẻ sĩ – được cho là tầng lớp quý tộc cấp cao thời bấy giờ. Theo quy định, Khổng Tử đủ tư cách để dự tiệc, vả lại cậu cũng nổi tiếng học thức uyên bác và thuần thục mọi lễ nghi. Nào ngờ, khi Khổng Tử vừa bước đến cửa, thì bị lính canh cửa chặn lại quát lớn: “Ngươi đến đây làm gì?”.

Thiếu niên Khổng Tử sửng sốt nói: “Tôi đến dự tiệc”.

Người lính canh cửa khinh miệt nhìn cậu nói: “Chúng tôi mời kẻ sĩ đến dự tiệc, ngươi là cái gì mà cũng dám đến tham dự. Mau cút ra xa một chút!”. Khổng Tử cảm giác trời đất như chao đảo, cậu quay bước về với hai dòng nước mắt lã chã. Đây là lần đầu tiên cậu gặp phải sự khinh rẻ như vậy. Sau khi khóc thảm thiết với mẹ, cậu dần bình tâm, rồi cậu cũng nhận ra: Khoảnh khắc có đáng ghét thì cũng đã qua, có oán ghét sự phân biệt kia thì có ích gì? Coi như đó là một kinh nghiệm vậy, tự mình phấn đấu phát triển tài năng và nhân cách tốt đẹp thì không uổng phí lần sỉ nhục này.

Từ đó về sau, Khổng Tử siêng năng học tập hơn trước, đặc biệt trau dồi nhân nghĩa, nghi lễ. Thậm chí cậu chẳng ngại làm nhạc công trong các đám ma chay, tiệc cưới. Dù bị xem thường hết lần này đến lần khác nhưng cuối cùng Khổng Tử trở thành người rành nghi lễ nhất thành Khúc Phụ. Sau đó, Khổng Tử lại làm chức quan nhỏ quản lý nhà kho và gia súc, đây là công việc mà giới quý tộc luôn xem thường, nhưng cậu luôn làm hết mình. Gặp ai cười chê cậu đều đáp: “Làm tốt từ những cái nhỏ thì năng lực sẽ tốt dần lên, không lo cái lớn làm không tốt”. Đối với chuyện chưa hiểu rõ ràng, Khổng Tử luôn chủ động hỏi để tăng hiểu biết mặc cho bị nhạo báng. 

Cứ như thế, Khổng Tử miệt mài với con đường đã chọn. Về sau, ông trở thành một thầy giáo được người hiền kính nể bậc nhất cũng bởi tài năng và đức độ được mài giũa trong muôn vàn khó khăn thử thách.

Khổng Tử và giá trị của lời xỉ nhục
Khổng Tử và giá trị của lời xỉ nhục

BÀI HỌC RÚT RA

Có người bị sỉ nhục thì hết tinh thần, vùi mình trong uất ức, nhấn cuộc đời mình vào vũng bùn tự ti nhút nhát. Có người gặp sỉ nhục thì nén cái căm tức, dùng tinh thần “phục thù” để vươn lên, để có cơ hội đóng vai người sỉ nhục, để rồi nhấn cuộc đời mình vào bùn đen hận thù và kiêu ngạo. Có người gặp sỉ nhục thì buồn 1 chút rồi buông ra, phấn đấu để xứng đáng với những bài học mà cuộc đời đem đến, để cuộc đời luôn bình an và thanh thản.

NGUYÊN NHÂN + ĐIỀU KIỆN → KẾT QUẢ

Nuôi oán giận khi bị sỉ nhục → Sẵn sàng sỉ nhục người khác khi có cơ hội, trầm cảm uất ức, dễ bị bệnh tim mạch

NHÌN SÂU NHÂN QUẢ

  1. Cố chấp vào danh dự bản thân → Dễ tự ái, thù dai, mất bình an
  2. Không biết bao dung → Thường xuyên giận dữ, trầm cảm uất ức, dễ bị bệnh tim mạch

Gian dối khi làm quan → Mất uy tín, tài sản, bị pháp luật trừng trị

NHÌN SÂU NHÂN QUẢ

  1. Buông bỏ được cố chấp vào sĩ diện, danh dự → Nhiều cơ hội để nhìn lại mình, nội lực tăng, nhìn nhận và chấp nhận được sự thật tốt hơn
  2. Biết bao dung tha thứ → Bản thân thoát khỏi đau khổ

CÂU HỎI TƯ DUY

  1. Khổng Tử đã chọn sống như thế nào khi bị sỉ nhục?
  2. Nguyên nhân gì mà một người có tính chê bai, sỉ nhục người khác?
  3. Bạn sẽ làm gì khi gặp 2 tình huống: a. Muốn chê bai người khác; b. Bị người khác chê bai?

Hãy Comment Phía Dưới Để Theogotvinhan.Com Biết Câu Trả Lời Của Ba Mẹ Và Bé Nhé!

Xem Thêm Nhiều Câu Chuyện Vĩ Nhân TẠI ĐÂY

 

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận