Shopping Cart
No products in the cart.

HẠT GIỐNG TẠO NÊN BẬC HIỀN VƯƠNG

Lý Công Uẩn

Hạt giống tạo nên bậc hiền vương

Câu chuyện kể rằng:

Lúc này Lý Công Uẩn còn nhỏ, đang theo học đạo và võ nghệ với đại sư Vạn Hạnh. Một hôm, các chú tiểu phải trồng rau để phục vụ cho việc ăn uống của chùa.

Một chú tiểu lớn lên tiếng:

– Tiểu sư đệ, nghỉ tay một lát đã!

– Đúng đấy! Bụng đệ đã reo lên rồi. Cả ngày uống nước, ăn rau chẳng còn sức lực rồi. Công Uẩn uể oải trả lời.

Vừa lúc đó, một chú tiểu khác từ đâu chạy đến: “Có miếng ngon, các huynh đệ hãy tới đây!” Các chú tiểu xúm lại và xôn xao. Chú tiểu lớn hỏi: “Đệ lấy ở đâu ra thế? Đệ nói đi?” Chú tiểu khi nãy trả lời:

“Hi… hi… Hôm qua là rằm tháng bảy, đây là đồ cúng lễ”. Được các bạn xúi giục, thêm cái bụng đang réo ầm ĩ, Công Uẩn không kiềm được nên mang đồ ăn ra một góc ngồi ăn.

Trong lúc ăn, Lý Công Uẩn không biết rằng thầy mình đang đứng phía sau. Sư Vạn Hạnh nhẹ nhàng hỏi: “Con có biết con đã làm sai điều gì không?” Lý Công Uẩn ấp úng trả lời: “Dạ … Con… con đã lén ăn đồ cúng ạ!”

Sư Vạn Hạnh nói tiếp: “Con không nhớ là qua giờ ngọ thì không được ăn thêm gì nữa sao? Con lấy đồ ăn từ đâu? Con và những ai đã vi phạm?”

Lý Công Uẩn chắp tay xin lỗi: “Là con đã sai! Xin sư phụ trách phạt con!” Sư Vạn Hạnh ôn tồn nói: “Con biết mình sai mà hỏi con nhất định không chịu nói phải không? Hãy ra trước cửa chùa quỳ xuống sám hối. Khi nào ta chưa cho phép thì tuyệt đối không được đứng lên”. Lý Công Uẩn lí nhí: “Dạ thầy!”

Lý Công Uẩn ra trước cổng chùa quỳ với tâm thành khẩn xin sám hối. Quỳ đến tối thì trời bất chợt đổ mưa nhưng cậu vẫn không đứng dậy. Đến sáng tinh mơ, sư Vạn Hạnh ra cửa chùa thì nghe cậu đọc bài thơ:

“Màn có trời cao, chiếu đất liền

Cùng trăng thanh, thả giấc thần tiên

Suốt đêm nào dám dang chân duỗi

Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng”.

Nghe xong bài thơ, sư Vạn Hạnh gật đầu mỉm cười và tha cho Công Uẩn: “Quỳ lâu như thế, con đã biết lỗi chưa? Hãy nói cho thầy biết đồ ăn con lấy từ đâu? Con và những ai đã ăn đồ cúng lễ?”. Công Uẩn vẫn im lặng không trả lời mặc cho sư phụ gặng hỏi thêm.

Lát sau, Công Uẩn từ tốn:

– Con sai rồi. Con sẽ không bao giờ ăn vụng nữa nhưng con…

– Nhưng mà sao?

– Con sai, con xin chịu phạt nhưng người khác sai thì phải để họ tự nhận ra. Trong kinh Pháp Cú có nói: “Không xem người làm gì, sai gì mà phải xem mình đã làm gì và chưa làm gì?”

Nghe xong, sư Vạn Hạnh cảm động nói: “Con còn nhỏ mà hiểu biết được như vậy, thật là hiếm có!” Từ ngoài cửa, các chú tiểu chạy vào nhận tội: “Thưa thầy! Là con đã lấy đồ cúng cho các sư huynh đệ ăn, còn khiến tiểu sư đệ bị trách phạt. Mong thầy tha tội”. Sư Vạn Hạnh mỉm cười nhìn các chú tiểu và tha thứ cho sự trung thực đầy tình yêu thương này.

Bài học rút ra từ câu chuyện hạt giống tạo nên bậc hiền vương

Khi trung thực đến tận cùng bạn sẽ phát triển các đức tính tốt khác như trách nhiệm, khoan dung, khiêm tốn… Muốn trung thực, đầu tiên phải thường xuyên soi lỗi mình để sửa mình.

Nguyên nhân + Điều kiện → Kết quả

Không đổ lỗi cho người khác → Nhìn nhận được sai lầm, có cơ hội sửa đổi, có uy tín, phát triển đạo đức và trí tuệ

NHÌN SÂU NHÂN QUẢ

1. Dũng cảm nhận lỗi → Có uy tín cao

2. Trung thực với chính mình → Dễ nhận ra sai lầm, phát triển đạo đức và trí tuệ

3. Luôn soi lỗi chính mình → Ít phạm sai lầm, có cơ hội để sửa đổi bản thân

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận