Shopping Cart
No products in the cart.

Chuyện nồi cơm của Khổng Tử

Chuyện nồi cơm của Khổng Tử

Câu chuyện kể rằng:

Có lần, thầy trò Khổng Tử lâm vào cảnh nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát nhưng không một ai kêu than; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. Trong số các học trò có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò cưng của Khổng Tử.

Có một người nhà giàu từ lâu đã nghe danh Khổng Tử nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm. 

Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc nhìn xuống bếp thấy Nhan Hồi mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại rồi từ từ đưa cơm lên miệng. Khổng Tử thở dài, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò thân yêu nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau khi cơm nước xong xuôi, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên, tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử ăn cơm. Để thử lòng học trò, Khổng Tử cố ý làm một bát cơm cúng cha mẹ. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch”. 

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, mạng nhện và bụi trên trần nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ  lớp cơm bẩn này thì làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em. Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”.

 Nghe Nhan Hồi nói xong,

Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không nhìn ra được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

Nguyên nhân + Điều kiện = Kết quả Câu chuyện vĩ nhân Chuyện nồi cơm của Khổng Tử

Không tham lam lợi ích riêng cho mình → Được quý mến, gặp dữ hóa lành

Bình tĩnh trước điều không như ý → Sáng suốt hơn, suy nghĩ và hành động ít phạm sai lầm

Bài học rút ra

Không tùy ý kết luận bất cứ chuyện gì nếu chưa thực sự tìm hiểu rõ bản chất của sự việc. Phải quan sát, lắng nghe, đánh giá vấn đề một cách đa chiều và khách quan, không hồ đồ để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Xem Thêm Nhiều Câu Chuyện Vĩ Nhân TẠI ĐÂY

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận