Shopping Cart
No products in the cart.

Câu chuyện quả lê của Khổng Dung

Lòng khiêm tốn là gì và như thế nào thể hiện sự khiêm tốn đó? Để hiểu rõ thêm điều này thì hãy cùng đọc truyện "quả lê của Khổng Dung" nhé!

Câu chuyện quả lê của Khổng Dung và Lòng khiên tốn

“Khổng Dung và Quả lê” có thể nói là một câu chuyện giáo dục đạo đức được lưu truyền ở Trung Quốc hàng ngàn năm nay và là câu chuyện có thật. Khổng Dung – Một nhà văn cuối thời Đông Hán ở Trung Quốc cổ đại. Qua câu chuyện này giúp giáo dục mọi người hiểu rõ hơn về đức tính khiêm tốn.

Câu chuyện kể rằng:

Khi Khổng Dung được 7 tuổi, vào ngày sinh nhật lần thứ 60 của ông nội, có rất nhiều khách đến. Lúc này một đĩa lê giòn được đặt trên bục lễ vật. Khổng Dung được trao trách nhiệm phân chia lê theo thứ tự của người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Trong tiệc mỗi người đều có phần riêng của mình nhưng của riêng Khổng Dung thì lại rất nhỏ. Cha cậu vô cùng ngạc nhiên và hỏi: “Những người khác đều có những quả lê rất lớn, nhưng tại sao của con là người duy nhất quả lại nhỏ như vậy?” Khổng Dung lúc này điềm đạm đáp: “Dạ thưa cha, cây có ngọn, người có già có trẻ, kính người già trọng người lớn tuổi thì mới chính là đạo làm người ạ!” Nghe đến đây người cha vui mừng khôn xiết.

Một câu chuyện khác kể ại rằng:

Khi còn nhỏ Khổng Dung có 5 anh trai và một người em trai. Một ngày nọ, cả nhà Khổng Dung ăn lê. Khi một đĩa lê được đặt trước mặt mọi người, người anh cả bảo em trai mình lấy trước. Hãy đoán xem lúc này Khổng Dung đã lấy loại lê nào? Cậu ta không chọn những quả tốt nhất hay to nhất mà chỉ chọn những quả nhỏ nhất. Cha Khổng Dung rất vui mừng khi nhìn thấy cách ứng xử như vậy của cậu, ông nghĩ đứa trẻ này cho dù mới có 4 tuổi nhưng thật sự rất tinh tế. Ông cố ý hỏi: “Trên bàn có nhiều quả lê như vậy, anh con bảo con lấy trước. Sao con lại không chọn quả to mà chỉ lấy loại nhỏ nhất?”

Khổng Dung đáp: “Con còn nhỏ nên chọn quả nhỏ nhất còn quả lớn thì phần anh trai ăn.”

Cha cậu lại hỏi: “Thế thì dưới con còn có em trai, em trai không nhỏ hơn con sao?”

Khổng Dung đáp: “Con lớn hơn em trai nhưng con là anh trai. Con nên để quả lớn cho em con ăn.”

Nghe Khổng Dung nói, cha cậu liền bật cười:”Con ngoan, con ngoan, thật là một đứa bé ngoan”.

Khổng Dung mới bốn tuổi đã biết chọn lê, biết kính trên nhường dưới. Mọi người đều khen ngợi cậu.

Đôi nét về Khổng Dung:

Khổng Dung (153 – 208 Sau Công Nguyên), một nhà văn thời Đông Hán, tên tự là Văn Cử. Người nước Lỗ, có gia thế, là hậu duệ đời thứ hai mươi của Khổng Tử. Khổng Dung là một trong những người nổi tiếng về sự chính trực trong giới quý tộc lúc bấy giờ, ông luôn là một người thẳng thắn và kiêu ngạo trong suốt cuộc đời mình. Cuối cùng vì sự ngay thẳng cương trực của mình mà bị Tào Tháo kết tội oan.

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận