Shopping Cart
No products in the cart.

8 cách giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ tự tin mỗi ngày

Bạn muốn con mình trở nên tự tin và thành công. Tuy nhiên đối với một số trẻ, sự tự tin này thường đến một cách tự nhiên. Tức sinh ra đã có phong thái tự tin nhưng đối với những bé khác thì để có được sự tự tin là một quá trình thách thức. Nếu như bé con của bạn là một đứa trẻ nhút nhát và bạn đang lo lắng rằng tính cách này sẽ kìm hãm bé trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng hãy đọc bài viết này!

Không phải con sinh ra đã có sẵn sự tự tin – Con là đứa trẻ nhút nhát, hướng nội dễ xấu hổ thì phải làm thế nào? Hãy thử 8 cách giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ tự tin mỗi ngày sau!

Bạn muốn con mình trở nên tự tin và thành công. Tuy nhiên đối với một số trẻ, sự tự tin này thường đến một cách tự nhiên. Tức sinh ra đã có phong thái tự tin nhưng đối với những bé khác thì để có được sự tự tin là một quá trình thách thức. Nếu như bé con của bạn là một đứa trẻ nhút nhát và bạn đang lo lắng rằng tính cách này sẽ kìm hãm bé trong cuộc sống. Thì đừng quá phiền não, Theogotvinhan xin liệt kê giúp bạn 8 cách giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ có thể lấy được sự tự tin mỗi ngày!

Theo các chuyên gia tâm lý, tin tốt rằng biểu hiện sự nhút nhát là một trạng thái bình thường của bé. Do đó các bố mẹ không cần phải lo lắng. Thay vào đó hãy giành thời gian để con có thêm một chút thời gian thích nghi với những nơi mới và con người mới. Chỉ cần một chút kiên nhẫn và áp dụng những cách sau sẽ giúp đưa những đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin sẽ cảm thấy thoải mái hơn, sẵn lòng đón nhận các tình huống xã hội hơn.

Những cách hỗ trợ giúp bé hay nhút nhát trở nên tự tin

Tính nhút nhát thường bị hiểu lầm. Nhiều người thường nghĩ rằng những đứa trẻ nhút nhát là những người sống nội tâm hoặc không thích giao tiếp. Thế nhưng cả hai hướng suy nghĩ này đều không đúng. Về cơ bản, tính nhút nhát thường là kết quả của nỗi sợ hãi trước những sự phán xét từ xã hội.

Tức là bọn trẻ có tính nhút nhát thường lo lắng về những gì mà người khác sẽ nghĩ về chúng. Cũng chính vì nỗi sợ hãi này mà bọn trẻ thường trốn tránh va chạm các tình huống xã hội. Thậm chí trẻ sẽ tin rằng để tránh bị chỉ trích hay gặp xấu hổ thì cách tốt nhất là tránh xa mọi người.

Tính nhút nhát này được xem là khá phổ biến trong tình hình hiện nay. Bởi bố mẹ thường bận nhiều việc và để bé tự chơi một mình do đó rất nhiều trẻ cảm thấy vô cùng ngại ngùng khi ở trong những hoàn cảnh xa lạ hoặ môi trường mới. Và nếu con của bạn còn nhỏ thì bé sẽ càng có xu hướng bộc lộ hành vi nhút nhát của mình rõ ràng hơn bởi con chưa có nhiều kinh nghiệm sống.

Vì tính nhút nhát khá là phổ biến, biểu hiện không phải lúc nào cũng giống nhau. Bởi có vài đứa trẻ thể hiện sự nhút nhát của mình ở trong một số tình huống nhất định chẳng hạn như ở siêu thị nhưng lại không hề nhút nhát khi ở trên trường…. Đồng thời cách trẻ thể hiện sự nhút nhát của chúng cũng khác nhau. Một số bé khi nhút nhát thì có thể trốn sau bố mẹ hoặc các đồ vật xung quanh khác. Trong khi số khác thì lại tỏ ra rất im lặng và không nói gì nhiều.

Do đó bất kể bé con nhà bạn thể hiện sự nhút nhát như thế nào thì chỉ cần áp dụng 8 cách giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ tự tin mỗi ngày nhé!

1. Hãy dùng tình yêu của bạn để trấn an con

Đứa bé con nhút nhát của bạn sẽ không lớn lên trong sự tự tin ngay một sớm một chiều mà cần phải có thời gian để luyện tập. Từ đó bé sẽ học dần các kỹ năng xã hội mới và dần cảm thấy thoải mái hơn. Trong khi bạn thực hiện những cách sau đây thì hãy tiếp tục cho con thấy và hiểu rằng bạn yêu thương con đến nhường nào cũng như cho con biết rằng bạn yêu chúng theo cách của chúng.

8 cách giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ tự tin mỗi ngày

Có thể nói việc dạy con bạn rằng sự khác biệt về tính cách chính là điều bình thường. Hãy nhắc con rằng con không phải là người duy nhất cảm thấy rụt rè, nhút nhát. Và nếu như bạn từng là một đứa tẻ nhút nhát thì hãy dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm của riêng bạn với con.

Ngoài ra, để giúp con cảm thấy tự tin hơn thì hãy tránh gán cho con những từ đại loại như “nhút nhát”. Ví dụ, khi bạn giới thiệu con mình với ai đó thì đừng nói ngay rằng con nhút nhát mà thay vào đó hãy để cho người kia tự tìm hiểu con bạn.

Cuối cùng, nếu bạn tự động trả lời cho trẻ hoặc cho trẻ một món đồ chơi như một cái cớ để tránh giao tiếp với người khác thì rất có thể sẽ khiến cho trẻ dễ hình thành thói quen này. Sau đó, thay vì vượt qua sự nhút nhát một cách tự nhiên thì bé có nhiều khả năng sẽ phụ thuộc dựa dẫm vào bạn mỗi khi ở bên người lớn.

2. Hãy nói một cách tích cực về con của bạn

Là bố mẹ của con, bạn có quyền xây dựng hình ảnh con mình thông qua những lời nói của bạn. Khi bạn nói về con mình với những điều tích cực thì điều đó sẽ giúp chúng tăng cường sự tự tin hơn nữa.

Khi bạn giới thiệu con mình với người khác thì hãy tập trung vào những phẩm chất tốt của con. Ví dụ bạn có thể nói:” Bé con nhà mình tốt bụng và luôn giúp đỡ người khác” Hoặc “Cậu nhóc nhà tôi là một người luôn biết lắng nghe và luôn sẵn lòng giúp đỡ”.

Đồng thời hãy tránh nói những câu như “Con trai tôi không thích giao tiếp” hoặc “Tôi xin lỗi vì cháu nhà tôi không thể ra chào, bé nó nhát lắm…” chẳng hạn. Những câu nói này nghe có vẻ tiêu cực và con bạn có thể nghĩ rằng bạn đang phàn nàn về tính cách của con.

Do đó, hãy luôn nhớ rằng con bạn có thể nghe thấy những điều bạn nói trước mặt chúng và người khác. Vì vậy bằng cách tập trung vào những điều tích cực thì bạn có thể sẽ giúp con học cách yêu bản thân mình hơn ngay cả khi con nhút nhát.

3. Chậm rãi thực hiện

Khi đứa trẻ nhút nhát của bạn ở trong một tình huống xã hội mới thì điều quan trọng là phải làm mọi thứ thật chậm lại. Do đó, bạn đừng mong đợi con ngay lập tức tham gia phản ứng với tình huống đó. Thay vào đó, hãy dành một vài phút để con chuẩn bị tinh thần. Trước hãy nói chuyện với con về những người ở đó và những gì có thể diễn ra. Điều này có thể giúp con bắt đầu trở nên thoải mái hơn với tình huống này.

Cố gắng đến sớm – Bằng cách này, con bạn sẽ có thể dễ dàng điều chỉnh trạng thái một chút trước khi đám đông kéo đến. Sau đó, bạn chỉ cần giới thiệu với con một hoặc hai người cùng một lúc để con có cơ hội nhớ tên và khuôn mặt mới.

Ngoài ra, hãy cho phép con dành thời gian quan sát những gì đang diễn ra. Hãy để con quan sát cách những người khác đang tương tác với nhau. Đồng thời bạn hãy ở bên con, nếu có thể, hãy để cho con biết rằng bạn luôn ở bên con vì con.

Nói một cách đơn giản, hãy để cho con tự chủ trương. Nếu con có vẻ muốn tham gia thì hãy khuyến khích con thử sức. Chỉ cần bạn để mắt đến con và sẵn sàng tiến đến nếu như thấy con đang cần bạn. Nếu con không muốn tham gia thì cũng không sao. Hãy để cho con biết rằng có đôi lúc con có quyền lựa chọn không tham gia.

4. Trải nghiệm nhập vai xã hội

Nhập vai là một trong những cách vô cùng tuyệt vời để giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ tự tin mỗi ngày. Qua đó sẽ giúp con chuẩn bị một tình huống xã hội mới. Trước khi bắt đầu chơi thì đầu tiên bạn hãy nói với con về một số trải nghiệm khác nhau mà con sẽ phải tương tác với người khác.

Do đó bạn hãy suy nghĩ nhiều về kịch bản nhất có thể. Ví dụ như danh sách kịch bản tình huống của bạn có thể bao gồm đặt đồ ăn tại nhà hàng, đi dự tiệc sinh nhật của một người bạn hoặc giới thiệu bản thân với một người bạn mới ở trường….

Khi bạn đã có một vài ý tưởng rồi thì hãy khuyến khích con chọn một kịch bản để bắt đầu. Sau đó, giúp con cùng nhập vai vào tình huống. Tiếp đến hãy cùng giả vờ trở thành người mà con đang tương tác và để con bạn phản hồi như con sẽ làm trong cuộc sống thực. Chính nhờ điều này sẽ giúp con thực hành cách hành động và phản ứng trong các tình huống xã hội khác nhau và sử dụng những kỹ năng xã hội quan trọng đó.

Tuy nhiên trong quá trình nhập vai nếu con gặp khó khăn thì hãy chuyển đổi vai. Hãy để con đóng vai trò là người khác còn bạn sẽ giả vờ là con. Sau đó, chuyển đổi lại một lần nữa và xem con bạn sẽ có phản ứng như thế nào.

Khi bạn nhập vai xong thì hãy cùng nhau nói về trải nghiệm. Hãy cùng thảo luận về cảm giác của con bạn trong mỗi tình huống. Sau đó hãy cùng tìm hiểu xem có điều gì khiến cho con cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng không. Cho dù con bày tỏ cảm xúc gì thì bạn hãy cho con biết rằng cảm giác đó của con là hoàn toàn bình thường.

Nếu con bạn gặp khó khăn khi diễn đạt cảm xúc của mình thành lời thì cũng không sao, hãy từ từ tập làm mẫu cho con đồng thời kiên nhẫn nhập vai cùng với con.

5. Đọc sách kể về những đứa trẻ nhút nhát

Để cho con cần biết rằng con không hề đơn độc và giúp con hiểu rằng tính nhút nhát là hoàn toàn bình thường. Do đó hãy chọn một cuốn sách có các nhân vật chính có tính cách nhút nhát nhưng dần trưởng thành như thế nào. Sau đó hãy cùng con đọc. Một số cuốn sách có nội dung như vậy mà bạn có thể tham khảo:

  • The Invisible Boy – Cậu bé Vô hình của Trudy Ludwig
  • Too Shy to Say Hi của Shannon Anderson

Bên cạnh đó sau khi đọc mỗi một cuốn sách thì hãy thực hiện một số hoạt động mở rộng đơn giản để giúp trẻ tiếp thu câu chuyện nhiều hơn, Ví dụ như yêu cầu con vẽ một bức tranh về nhân vật mà con yêu thích, diễn lại một phần của câu chuyện hoặc viết một vài câu cảm nhận về cuốn sách đó,…

6. Hãy nói về cảm xúc

Một trong những cách giúp trẻ nhút nhát dễ xấu hổ tự tin mỗi ngày khá hiệu quả đó là thường xuyên trò chuyện với con về những cảm xúc của con. Điều này vô cùng quan trọng. Việc hỏi con bạn cảm giác nhút nhát của con như thế nào, con có cảm thấy sợ hãi khi gặp những người mới hay không,… Do đó việc trò chuyện về những cảm xúc khác nhau mà con bạn trải qua khi con bộc lộ sự nhút nhát đồng thời giúp con hiểu rằng cảm xúc của con là bình thường. Nhờ vậy sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái hơn trong việc điều tiết sự nhút nhát của chính mình.

Và bạn hãy luôn nhớ rằng những cảm xúc lớn lao này có thể khiến cho những đứa tẻ nhút nhát khó thể  hiện. Vì vậy con bạn rất có thể sẽ cần đến sự hướng dẫn của bạn khi chúng học cách nói về cảm giác bên trong của mình. Nếu như con gặp khó khăn thì bạn có thể sử dụng các thẻ cảm xúc để gợi ý cho con. Một khi con đã cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ cảm xúc của mình thì bạn hãy dành thời gian thường xuyên nói chuyện với con nhiều hơn. Bên cạnh đó mỗi khi bắt đầu vào một tình huống mới thì trước đó hãy hỏi xem con đang cảm thấy như thế nào và lắng nghe phản ứng của con nữa nhé.

7. Tránh lập kế hoạch quá mức

Việc tạo quá nhiều kích thích cũng có thể khiến cho con vốn có tính nhút nhát cảm thấy choáng ngợp. Do đó nếu bạn để cho con thực hiện từ hoạt động này sang hoạt động tiếp theo một cách liên tục thì điều đó chỉ khiến cho con cảm thấy lo lắng và nhạy cảm hơn mà thôi. Vì vậy thay vào việc lên lộ trình quá dồn dập thì bạn hãy đảm bảo rằng con cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong ngày. Bạn có thể gợi ý cho con sử dụng thời gian nghỉ ngơi này trong việc thiền và thư giãn.

Ngoài ra bạn hãy cho phép con chọn một hoạt động nào đó để tham gia. Việc cho con quyền sở hữu và tự đưa ra lịch trình sẽ giúp con cảm thấy tự tin hơn. Nếu như bạn có một tuần bận rộn sắp tới thì hãy thông báo trước cho con. Bởi vì việc nói chuyện với con về những gì đang xảy ra cùng với những người mà sắp tới con có thể sẽ gặp sẽ giúp cho con có thể chuẩn bi tâm lý.

8. Trao đổi với bác sĩ của con nếu như bố mẹ đang lo lắng

Nhiều trẻ thường phát triển tính cách nhút nhát này theo thời gian nhưng một số khác thì có xu hướng phát triển chứng lo âu sợ giao tiếp xã hội trong cuộc sống sau này. Chính điều này đôi khi có thể sẽ hạn chế cuộc sống của con hoặc gây ra các vấn đề cho con khi con trưởng thành.

Nếu như sự nhút nhát của con bạn đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con thì bạn hãy nói chuyện trao đổi với bác sĩ về những lo lắng của mình. Từ đó họ sẽ có thể đưa ra nhiều kiến nghị cùng tư vấn cách để giúp con bạn.

Nếu như bạn là bố mẹ của mộ đứa trẻ nhút nhát, bạn muốn yêu thương và hỗ trợ con mình vượt qua giai đoạn này. Thông qua các hoạt động trên hy vọng có thể giúp con bạn học được cách tự tin hơn vào bản thân. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì việc bạn thường xuyên dùng tình yêu thương của mình nói những điều tích cực về con với những người khác. Kiên trì thực hiện thì bạn sẽ thấy con sẽ dần dần cải thiện. Tuy nhiên cho dù thế nào đi chăng nữa thì việc thay đổi cũng cần một thời gian và một quá trình, do đó bố mẹ cũng cần nhẫn nại và quan tâm nhiều đến bé nhé.

Nhằm giúp bố mẹ có thể dễ dàng tương tác với con nhất là con có tính cách nhút nhát thì Nhóm Cộng đồng Sống tử tế có biên soạn bộ Gieo hạt vĩ nhân với hơn 100 câu chuyện về các vĩ nhân với các tấm gương khác nhau, những vĩ nhân từng có tính cách nhút nhát, có tính cách dễ e thẹn xấu hổ, từng có tính ngại giao tiếp,… Tuy nhiên các vĩ nhân đã không ngừng cố gắng kết hợp với tình yêu thương của mình mà sau này gặt hái nhiều thành công. Đồng thời sau mỗi câu chuyện còn có những câu hỏi Nhân – Quả kèm bài học rút ra để giúp bé có thể tự thực hành gia tăng nhiều vốn từ, tự bày tỏ suy nghĩ cá nhân… Cũng đều là cách giúp bé rèn luyện sự tự tin.

Do đó Theogotvinhan.com mong rằng bố mẹ có thể tham khảo thêm bộ sách này để cùng giúp bé cải thiện ngày một tốt hơn. Bố mẹ có thể tham khảo bộ sách ngay tại đây nhé!

Lưu lại bài viết
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận